Thông tin chi tiết
Thực tế hiện nay có nhiều tên doanh nghiệp có phần tên riêng trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký. Điều này đã gây không ít phiền toái cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh. Vậy pháp luật quy định như thế nào trong vấn đề này?
Điều 17 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính Phủ về đăng ký doanh nghiệp quy định:
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.
2. Căn cứ để xác định tên doanh nghiệp vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp vi phạm các quy định về sở hữu trí tuệ. Trường hợp tên của doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký đổi tên.
3. Chủ sở hữu công nghiệp có quyền đề nghị Cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp có tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình phải thay đổi tên gọi cho phù hợp.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp xâm phạm đổi tên doanh nghiệp khi nhận được thông báo của chủ sở hữu công nghiệp về việc quyền sở hữu công nghiệp bị vi phạm. Nếu doanh nghiệp không thay đổi tên theo yêu cầu, Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Mọi yêu cầu tư vấn tên doanh nghiệp trùng với nhãn hiệu đã đăng ký, Quý Khách vui lòng liên hệ với MasterBrand.
Người liên hệ: Nguyễn Khắc Khang
Tel: 0934 246 247
E-mail: ceo.masterbrand@gmail.com