Thông tin chi tiết
Đã nhiều lần tôi tìm nguyên nhân tại sao “Người Việt Nam Không Thích Trở Thành Triệu Phú?”:
Tôi đã từng không thích trở thành triệu phú chỉ vì suy nghĩ ngu ngơ rằng, để trở thành triệu phú thì phải cực khổ lắm, phải cày bừa dữ lắm nên thường sẽ không có thời gian thư giãn nên sẽ sống không cân bằng và không hạnh phúc.
Xung quanh tôi thì lại có nhiều quan điểm khác hơn nữa, một số thì suy tư lú giống như tôi, số đông thì xem việc trở thành triệu phú là một chuyện rất ư là bậy bạ, chỉ có những con người ham tiền của mới muốn trở thành triệu phú, thậm chí đa số các bậc phụ huynh tầm trên 60 tuổi thì nổi giận kinh dị và quất cho một câu xanh rờn thuốc cấm: lo có đạo đức không lo, tối ngày đêm lo triệu phú xấu xa.
Đã nhiều lần tôi tìm nguyên nhân tại sao “Người Việt Nam Không Thích Trở Thành Triệu Phú?”:
Có phải do trận đánh tư sản tưng khói lửa đã để lại dư chấn đến ngày hôm nay?
Có phải đến tận bây giờ nhà nước mới mon men công nhận sự đóng góp to lớn của doanh nghiệp và bắt đầu kêu gọi toàn dân khởi nghiệp?
Có phải dân ta đã bị nhồi nhét: Chỉ có chọn một trong hai lựa chọn, một là trở thành người “đàng hoàng có tâm đức”, hai là trở thành người “tham lam giàu có”?
Hai nguyên nhân trên thì quá rõ ràng ràng rồi, việc thể hiện trấn áp tư sản, làm khó dễ những người làm kinh doanh thì tất nhiên vẫn còn có khả năng nuôi dưỡng chí khí “hận những người làm doanh nghiệp” trong trí não non nớt của dân ta.
Nguyên nhân thứ ba mới làm ta đau đớn, tại sao lại gieo vào tư duy người khác là chỉ chọn 1 trong 2, mà không có quyền chọn cả 2? Đây là hậu quả của việc dạy học khuôn bêtông cốt thép nè, tại sao chỉ có người giàu mới tham lam, mới tệ hại chứ?
Thực tế ngoài xã hội thì sao, người dân bán lẻ củ khoai, trái bắp vẫn sử dụng những chất cấm hà rầm, họ vẫn nghèo, họ vẫn không có tâm và họ lại tham lam đấy thôi. Số lượng buôn bán nhỏ lẻ rất nhiều, thì có bao nhiêu phần trăm là không dùng chất cấm, không mất vệ sinh?
Số lượng doanh nghiệp thì ít hơn, nhưng tôi dám chắc là tỷ lệ có tâm sẽ cao hơn buôn bán nhỏ lẻ, đơn giản vì họ luôn trong tâm thế kinh doanh lâu dài, khát khao giữ vững thương hiệu và đa số họ là tri thức.
Rồi đến những người không buôn bán, không mở doanh nghiệp thì sao? Họ là người lao động thì có chắc họ toàn là những người có tâm không? Nếu đa số họ là người có tâm thì đất nước này không có khốn khó như vầy, nếu đa số họ là người có tâm thì họ sẽ biết đau đớn với nỗi đau của nhiều người nghèo đói mà cố gắng cống hiến để nước nhà không còn nhìn thấy nhiều cảnh người nghèo đau quặn thắt như thế này (xin không post những hình ảnh “chở xác bằng xe máy” đang tràn ngập trên online), nếu đa số họ là người có tâm thì họ sẽ biết đau đớn với nỗi đau đất nước bị chèn ép bởi những đất nước giàu mạnh hơn, nếu đa số họ là người có tâm thì họ sẽ biết đau đớn mà lên tiếng phản đối những trò bậy bạ nhan nhản từ ngoài đường đến xó chợ.
Đã lâu lắm rồi, từ cái thời tôi mới bắt đầu khởi nghiệp, tôi tự hứa với lòng rằng: Tập trung, tập trung và tập trung. Tập trung làm thành công và không xem, không đọc những thông tin đau lòng để khối óc, trái tim mình cứng như đá mà bước đến thành công.
Tôi đã lướt qua tin thứ nhất về “chở xác bằng xe máy”, đến tin thứ hai thì tôi không thể lướt được, tôi đã đọc và muốn nói lên tiếng nói của mình:
Ở bất cứ đâu cũng có người tốt, người chưa tốt, đừng nên ép buộc tư duy chỉ chọn 1 trong 2. Và đặc biệt, làm giàu không phải là một cái tội tày đình, đến mấy ông nhà nước bây giờ đã hiểu: Chỉ có doanh nghiệp mới nuôi sống được dòng tộc các ông, con rồng cháu tiên của dân tộc ta, chỉ có doanh nghiệp mới giúp người dân có cuộc sống an toàn, an sinh, đất nước hùng mạnh và không còn cảnh nghèo đói đến đau âm ỉ như vậy.
Thì cớ sao dân ta không bỏ ngay tư duy đối kháng với doanh nghiệp mà ủng hộ hết mình các doanh nghiệp, người ham làm giàu chân chính (không chừng vì sự khắt khe quá mức của nhà nước và dân ta mới tạo ra những doanh nghiệp chưa chân chính)
Chi tiết bài viết tại: http://banlatrieuphu.com//bai-viet/nguoi-viet-nam-chi-thich-la-nguoi-ngheo-3838
Trần Hùng