Ta thường nghe nói "Khách hàng là Thượng đế" nhưng dưới con mắt của các nhà quản trị, chính nhân viên mới thực sự là thượng đế. Theo đó, cần phải đặt nhân viên lên hàng đầu để khách hàng có cơ hội trở thành thượng đế!
"Nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty". Doanh nghiệp nào cũng thuộc nằm lòng câu nói này, nhưng ít ai nghĩ ngược lại: Tại sao công ty nào cũng có "tài-sản-quý-giá-nhất" nhưng có công ty mạnh, công ty yếu; có công ty phát triển bền vững và trường tồn, có công ty khốn khó, yểu mệnh?
Nhân sự rõ ràng là câu chuyện trung tâm của mọi doanh nghiệp ở mọi thời đại! Đặc biệt, trong một thời đại đầy biến động, đổi thay và ngổn ngang như thời kỳ khủng hoảng hiện nay, câu chuyện này càng phải được kể lại, nhìn nhận lại, thậm chí viết lại để mỗi doanh nghiệp nhanh chóng thoát khỏi "bĩ cực" của khủng hoảng và sớm bước vào "hồi thái lai".
Và nhân vật chính của câu chuyện nhân sự ở bất kỳ doanh nghiệp nào, chính là: Giám đốc Nhân sự /Chief Human Resources Officer (gọi tắt là "CHRO" hoặc CPO – Chief People Officer).
CHRO không chỉ là một "cái chức", một cái chức rất to trong công ty, mà còn là một "cái nghề", một "cái nghề" chuyên nghiệp trong xã hội, một nghề đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản và có hệ thống thì mới có thể thành công.
Trong xu thế phát triển không ngừng của thế giới ngày nay, Việt Nam muốn theo kịp xu thế phát triển này thì cần nhìn nhận tích cực vai trò của Giám đốc Nhân sự. Tính then chốt trong đặc thù chuyên môn của Giám Đốc Nhân Sự ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp, nhưng có bao nhiêu người trong số các Giám Đốc Nhân Sự hiện nay hiểu rõ điều này? Bao nhiêu % Giám đốc Nhân sự hiểu đúng vai trò của mình để có những quyết định, hành động phù hợp với sự hiểu biết này?
Rất đơn giản. Ai đã (hoặc đang) làm Giám đốc Nhân sự hãy xem mình có phạm 5 lỗi quản trị này hay không:
⇒ Không tham gia trong quá trình xây dựng chiến lược (Không biết vai trò của Giám đốc Nhân sự là phải tham gia hoặc không được tham gia vì chưa có sự tin tưởng của người điều hành).
⇒ Không hiểu chính xác, cũng như không thể triển khai mối liên kết của quá trình xây dựng chiến lược & thực thi chiến lược với hệ thống quản trị nguồn nhân lực.
⇒ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không đến nơi đến chốn, không đem lại bản sắc riêng cho doanh nghiệp.
⇒ Xây dựng chính sách thúc đẩy nguồn nhân lực không có tính liên kết, không thật sự thúc đẩy sự học hỏi & phát triển cùng sự phát triển của doanh nghiệp.
⇒ Luôn bận rộn với cả tá công việc sự vụ (Do không thực hiện được 4 việc chính trên).
Khi đa số các Giám đốc Nhân sự Việt Nam không phạm 5 lỗi quản trị này thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phát triển vượt bậc, người lao động Việt Nam sẽ có được thu nhập cao và đất nước sẽ phát triển.
Để Việt Nam có thể hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới, người lao động Việt Nam hưởng được nhiều lợi ích nhất từ việc hòa nhập, tránh tối đa việc loay hoay, mất phương hướng về nghề nghiệp thì rất cần có sự định hướng nghề nghiệp bài bản, chuyên nghiệp. Với sứ mệnh “Phát triển con người, phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nước” những chuyên gia của Công ty Balance đã từng đảm nhận các chức vụ Giám đốc Điều hành, Giám đốc Chiến lược, Giám đốc Nhân sự phát triển ra công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề ĐẦU TIÊN của Việt Nam nhằm giúp các Giám đốc Nhân sự có được công cụ hành nghề chuẩn mực nhất cho bản thân, đồng thời sử dụng cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng, đào tạo & phát triển người lao động.
Lần đầu tiên tại Việt Nam có công cụ đánh giá năng lực chuyên nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có công cụ cụ thể lọc tuyển ứng viên hiệu quả, tránh tối đa việc ứng viên tự khai năng lực giải quyết công việc khiến cho doanh nghiệp rất mất thời gian để lọc hồ sơ, đọc hồ sơ, phỏng vấn lọc,…
Đặc biệt hơn nữa, trong quyển sách Bạn Là Triệu Phú – Công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề – có đầy đủ hệ thống các KPI (Key Performance Indicator) cho các phòng chức năng rất cụ thể, chính xác trọng tâm hiệu suất của từng chức vụ trong doanh nghiệp.
Để góp một phần cho sự bức phá mạnh mẽ của sự phát triển Việt Nam, rất cần sự hiệp lực của các bên liên quan, trong đó Giám đốc Nhân sự đóng vai trò rất quan trọng trong sự hiệp lực này và hiển nhiên Balance đã hiệp lực bằng hành động cụ thể, đó là công cụ Chọn nghề, Hành nghề, đó là công cụ đánh giá năng lực bài bản, đó là hệ thống KPI,…bất cứ ai có nhu cầu về đánh giá năng lực đều có thể sử dụng thử hoặc trả mức phí rất căn bản – Vì đây là hành động góp phần vào sự phát triển của Việt Nam.
Chia sẻ của tác giả sách Bạn Là Triệu Phú, công cụ Chọn Nghề, Hành Nghề – Huỳnh Thị Thu Hằng – đồng thời là Chuyên gia tư vấn Quản trị doanh nghiệp, Quản trị chiến lược, Quản trị nguồn Nhân lực cho các tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng: ABBANK, XLE, SAIGONHEAT, MEDSON, SFC, BKC, VIETUC, Hoàng Đức, …. Và một số trường Đại học – Cao đẳng.
Lợi ích của KPI với sự phát triển tổ chức và nghề nhân sự trong quyển sách Bạn Là Triệu Phú.
Hệ thống quản trị nguồn nhân lực (Nguồn: Công ty tư vấn & đào tạo Balance)