Thông tin chi tiết
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
KỸ NĂNG SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN
(Từ 1 -2 tuần / Cấp chứng chỉ)
---------------------------------------
1. Đối tượng
- Cán bộ, công chức, viên chức (từ lãnh đạo đến nhân viên) hiện đang và sẽ làm việc trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan hành chính - sự nghiệp và những người làm việc ở khu vực hành chính - văn phòng của các doanh nghiệp.
- Chánh, phó văn phòng; Trưởng, phó phòng hành chính và các cán bộ, nhân viên làm việc trong các văn phòng hoặc phòng hành chính của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
2. Mục tiêu đào tạo
Công tác văn thư có chức năng đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức. Cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác này. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư, tại khoản 2 Điều 1 nêu rõ: "Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức; quản lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư".
Sau khi công việc giải quyết xong, tất cả các văn bản liên quan đến công việc nào thì cán bộ chuyên môn phải trực tiếp quản lý theo phương pháp khoa học. Tại Điều 9 của Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 đã quy định rõ: “ Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan”.
Đối với cơ quan, tổ chức việc lập hồ sơ nhằm quản lý được toàn bộ công việc trong cơ quan, quản lý chặt chẽ tài liệu. Lập hồ sơ tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc nộp những hồ sơ có giá trị vào lưu trữ. Chất lượng lập hồ sơ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tài liệu lưu trữ giao nộp vào lưu trữ cơ quan. Hồ sơ được lập khoa học góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác của cơ quan, tổ chức và tạo điều kiện cho việc lưu trữ, tra cứu được thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, từ đó từng bước phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan, tổ chức.
Tham dự chương trình, người học: Nếu là các cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ biết được trách nhiệm của mình đối với công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức; Nhận biết được quy trình của việc giải quyết và quản lý văn bản theo quy định để từ đó có thể điều chỉnh, thay đổi phương pháp quản lý, chỉ đạo, điều hành. Nếu người học đã hoặc sắp trở thành công chức, viên chức sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về soạn thảo văn bản đúng theo yêu cầu của văn bản hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày; Giải quyết tốt nội dung văn bản đến, quản lý tốt văn bản đến, văn bản đi; Nắm vững nội dung quy trình lập hồ sơ hiện hành và giao nộp hồ sơ, tài liệu đúng theo quy định của Luật Lưu trữ 2011.
Đây là những kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết đối với tất cả những người làm công tác quản lý, hành chính, nhưng lại chưa được đào tạo và giảng dạy trong các trường chuyên nghiệp. Vì thế, việc trang bị kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp của các cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, đổi mới và hội nhập.
3. Thời gian: 1-2 tuần (Tối thiểu 2 ngày).
4. Học phí: 1.200.000 đ/học viên.
5. Phương pháp đào tạo
- Giảng viên thuyết trình kết hợp với trình chiếu.
- Trước hoặc sau một phần thuyết trình sẽ có thảo luận chung hoặc thảo luận nhóm (học viên nêu những vấn đề từ thực tế, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận cách giải quyết các tình huống, các vấn đề thường gặp trong công việc hàng ngày).
- Các học viên được khuyến khích để nêu tình huống và đề xuất cách giải quyết tình huống; được thực hành một số nghiệp vụ tại lớp.
6. Nội dung chi tiết : Chương trình được thiết kế gồm 05 phần lớn. Mỗi phần gồm một số chuyên đề (môn học), cụ thể như sau:
7. Giảng viên: TS. Chu Thị Hậu, Trưởng khoa Văn thư-Lưu trữ Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
STT Tên các chuyên đề (môn học) Thời gian tối thiểu Ghi chú
1 Khai giảng Thời gian tối thiểu
2 Chuyên đề 1: Khái quát nội dung công tác văn thư, - lưu trữ trong hoạt động của mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
I. Diễn giải qua sơ đồ
II. Vị trí, ý nghĩa của công tác văn thư
III. Nhiệm vụ của CB, CC,VC
IV. Trao đổi thực tiễn 05 tiết
3 Chuyên đề 2: Kỹ năng Soạn thảo văn bản
I. Văn bản và Kỹ thuật soạn thảo
II. Trao đổi thực tiễn
05 tiết
Gồm cả thực hành
4 Chuyên đề 3: Quy trình: Quản lý và giải quyết văn bản
I. Quản lý văn bản đi
II. Giải quyết và quản lý văn bản đến
III. Trao đổi thực tiễn 05 tiết
Gồm cả thực hành
5 Chuyên đề 4: Kỹ năng lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan
I. Khái niệm, yêu cầu và các loại hồ sơ
II. Xây dựng Danh mục hồ sơ
III. Quy trình lập hồ sơ
IV. Giao nộp hồ sơ tài liệu vào lưu trữ cơ quan 10 tiết/
Gồm cả thực hành
6 Kiểm tra ( hoặc thăm quan thực tế)
Bế giảng, cấp chứng chỉ 05 tiết