Thông tin chi tiết
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC PHƯƠNG ĐÔNG
nhà C6, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Đường Trần Hữu Dực - Từ Liêm - Hà Nội
CS2. Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
THÔNG BÁO
Về việc Mở lớp Đào tạo Vận Hành Thiết Bị Nâng
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp.
- Kiến thức:
+ Trình bày được các quy trình, công tác Bảo hộ lao động trong việc vận hành thiết bị nâng.
+ Trình bày được: cấu tạo, nguyên lý làm việc các cơ cấu của thiết bị nâng.
+ Liệt kê và mô tả được các công việc bảo dưỡng, các sự cố thường gặp trong quá trình vận hành thiết bị nâng.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các công việc vận hành và bảo dưỡng thiết bị nâng.
+ Xác định được các nguyên nhân gây ra sự cố liên quan tới thiết bị nâng và đưa ra được các biện pháp xử lý.
+ Vận dụng được những kiến thức kỹ thuật, công nghệ mới vào các công việc vận hành, bảo dưỡng thiết bị nâng.
+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm.
2. Ý thức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp.
+ Yêu nghề, luôn có ý thức học tập và rèn luyện nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của công việc, luôn có ý thức kỷ luật lao động, có tác phong công nghiệp, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất;
+ Có trách nhiệm với công việc được giao, quý trọng bảo vệ thiết bị tài sản, tiết kiệm vật tư, vật liệu; đấu tranh chống sai phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật;
+ Biết độc lập suy nghĩ để bước vào cuộc sống lao động, có trách nhiệm với bản thân và xã hội;
+ Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam.
3. Cơ hội việc làm.
Sau khi học xong chương trình sơ cấp nghề “Vận hành thiết bị nâng”, với kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, học sinh có khả năng:
+ Làm việc độc lập hoặc theo tổ, nhóm ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Áp dụng kỹ thuật, công nghệ đã được học vào các công việc cụ thể của nghề trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng thiết bị nâng phục vụ sản xuất góp phần phát triển kinh tế và xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC:
Mã
MH/MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
I Các môn học chung 20 20 0 0
Khai giảng, bế giảng khóa học 8 8 0 0
Tổ chức lớp học 4 4 0 0
Phổ biến quy định của Trung tâm; nội quy khóa học 8 8 0 0
II Các môn học,mô đun đào tạo nghề bắt buộc 350 110 224 16
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 40 30 6 4
MH 01 Kỹ thuật an toàn, Bảo hộ lao động và Vệ sinh công nghiệp 24 22 0 2
MH 02 Khái niệm chung về Thiết bị nâng 16 8 6 2
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 310 80 218 12
MH 03 Nguyên lý, cấu tạo thiết bị nâng 30 16 12 2
MH 04 Nguyên lý hoạt động của các cơ cấu an toàn 60 16 42 2
MĐ 05 Bộ phận mang tải của thiết bị nâng 40 16 22 2
MĐ 06 Vận hành thiết bị nâng 120 16 100 4
MĐ 07 Bảo dưỡng và xử lý sự cố thiết bị nâng 60 16 42 2
Mã
MH,MĐ Tên môn học, mô đun tự chọn Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành Kiểm tra
MH 08 Cần trục tự hành 60 18 40 2
MĐ 09 Cần trục tháp 60 18 40 2
MĐ 10 Cầu trục 60 18 40 2
MĐ 11 Cổng trục 60 18 40 2
MĐ 12 Xe nâng hàng 60 18 40 2
Tổng cộng 300 90 200 10
TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Lý thuyết nghề Viết, trắc nghiệm Không quá 120 phút
2 Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 120 phút
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO TỰ CHỌN:
Các môn học, mô đun đào tạo tự chọn dùng để đào tạo chuyên sâu cho người học theo tính chất, khả năng tìm việc làm sau khi học, do vậy mỗi học viên bắt buộc phải học ít nhất 1 môn học, mô đun tự chọn (ví dụ một học viên sau khi học xong dự kiến tìm việc làm, tạo việc làm trong vận hành xe nâng hàng thì phải học thêm mô đun tự chọn là MĐ 12).
1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian:
2. Chi tiết các môn học tự chọn trong chương trình dạy nghề cụ thể như sau:
- Các môn học và mô đun đào tạo nghề tự chọn được xây dựng dựa trên các tiêu chí đào tạo chuyên sâu cụ thể của từng đơn vị tham gia đào tạo về lĩnh vực vận hành thiết bị nâng.
- Chẳng hạn có cơ sở tham gia đào tạo cũng về vận hành thiết bị nâng song lại có nhu cầu đào tạo về nghề chuyên sâu là vận hành xe nâng hàng. Muốn vậy, ngoài các môn học và mô đun bắt buộc của nghề vận hành thiết bị nâng, cơ sở đó phải đưa thêm vào các môn học và mô đun hỗ trợ khác như môn học giới thiệu một số đặc điểm riêng của xe nâng hàng trong quá trình vận hành.v.v.…
- Đối với các mô đun tự chọn theo tiêu chí đào tạo chuyên sâu nên nội dung được lựa chọn và xây dựng trên cơ sở phân tích công việc tương ứng với nghề chuyên sâu dự định đào tạo và lựa chọn các nhiệm vụ tương ứng; xác định các kỹ năng cần có của nghề chuyên sâu này gồm những bài học cụ thể gắn với từng công việc của nó.
3. Giảng viên
Các Giảng Viên giàu kinh nghiệm tại trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô Số
4. Tổ chức lớp học
- Các học viên tham gia đầy đủ và hoàn thành bài kiểm tra cuối khóa sẽ được cấp chứng chỉ “Lớp An toàn vận hành thiết bị nâng” của Trường Đẳng Nghề Việt Xô Số 1.
- Trường chịu trách nhiệm chuẩn bị giáo trình, giảng viên.
Thời gian tập huấn: 10 buổi
Phí tham dự : 1.700.000 đồng/học viên
(Phí tham dự bao gồm: Phí đào tạo, Tài liệu, Giấy chứng nhận,…)
Thời gian đăng ký : Để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký tham dự, Quý đơn vị vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC PHƯƠNG ĐÔNG
Add: Phòng 603khu 2 nhà C6, Khu đô thị Mỹ Đình 1, Đường Trần Hữu Dực - Từ Liêm - Hà Nội
CS2. Đường 3/2, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
#ChungChiHan #ChungChiNgheHan #HaGiaoDucPhuongDong #KhoaHocDaoTao C6,khu Đô Thị Mỹ Đình 1,Đường Trần Hữu Dục,Từ Liêm,Hà Nội