CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
NGHIỆP VỤ VĂN THƯ - LƯU TRỮ
(Cấp chứng chỉ)
1. Mục tiêu, đối tượng
a. Mục tiêu
Chương trình bồi dưỡng hướng tới các mục tiêu sau :
- Trang bị những kiến thức cơ bản và cập nhật những kiến thức mới để người học nắm vững và nâng cao năng lực về tổ chức, quản lý và nghiệp vụ công tác văn thư- lưu trữ, góp phần đưa công tác này ở các cơ quan đi vào nề nếp.
- Chương trình trang bị một số kỹ năng, phương pháp làm việc, giao tiếp để cán bộ quản lý và cán bộ chuyên trách công tác văn thư – lưu trữ có thể thực hiện tốt chức trách được giao, tạo tác phong làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
b. Đối tượng
- Đối tượng chung: Học viên chủ yếu là những người đang công tác trong lĩnh vực hành chính, văn phòng, văn thư, lưu trữ thuộc các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp; các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức kinh tế.
- Đối tượng cụ thể:
+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ (Chánh, phó văn phòng hoặc trưởng, phó phòng hành chính/ Cán bộ quản lý công tác văn thư, lưu trữ cấp tỉnh và cấp huyện).
+ Cán bộ/nhân viên văn thư, lưu trữ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
2. Yêu cầu và giá trị của chứng chỉ
- Học viên sẽ được cấp chứng chỉ của trường Khoa học xã hội Nhân văn nếu tham dự đầy đủ thời gian theo quy định và hoàn thành các bài thực hành, bài kiểm tra chuyên môn
- Chứng chỉ có giá trị để các cơ quan bố trí công việc và bổ nhiệm các chức danh quản lý thuộc lĩnh vực văn thư, lưu trữ cũng như giải quyết các chế độ có liên quan .
3. Học phí: 2.000.000đ/ 1 học viên (tặng 200.000đ nếu đăng ký trước 10 ngày)
4. Phân bổ thời gian
Thời gian tối thiểu của toàn bộ khoá học là 3 tháng (60 buổi, tương đương 30 ngày học), mỗi buổi học 4 tiết = tổng thời lượng: 240 tiết.
Trong đó:
- Giảng viên thuyết trình trên lớp: 120 tiết
- Thảo luận, thực hành (trên lớp) 60 tiết
- Tham quan, khảo sát, thực hành tại thực tế 36 tiết
- Kiểm tra, viết thu hoạch (4 phần x 04 tiết) 16 tiết
- Khai giảng, bế giảng 08 tiết
5. Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm 04 phần lớn (trong từng phần thiết kế các chuyên đề cụ thể tùy theo đối tượng từng khóa):
Phần 1. Tổ chức và quản lý công tác văn thư- lưu trữ
Phần 2. Nghiệp vụ công tác văn thư
Phần 3. Nghiệp vụ công tác luu trữ
Phần 4. Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ (kỹ năng mềm)
TT Nội dung Thời lượng Phân bổ
thời lượng
LT TH/ TL
1 Phần 1. Tổ chức và quản lý về công tác văn thư- lưu trữ 20 10 10
2 Phần 2. Nghiệp vụ công tác văn thư 50 30 20
3 Phần 3. Nghiệp vụ công tác lưu trữ 60 40 20
4 Phần 4. Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ ( tùy chọn) 30 20 10
5 Tham quan, khảo sát, thực hành thực tế 36
6 Kiểm tra, viết thu hoạch 04
7 Khai mạc, bế mạc, phát chứng chỉ 08
Tổng cộng 240 120 60
6. Phương pháp đào tạo
- Giảng viên thuyết trình kết hợp với trình chiếu.
- Trước hoặc sau một phần thuyết trình sẽ có thảo luận chung hoặc thảo luận nhóm (học viên nêu những vấn đề từ thực tế, trả lời câu hỏi hoặc thảo luận cách giải quyết các tình huống, các vấn đề thường gặp trong công tác văn thư, lưu trữ ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
- Xem và bình luận về thực trạng công tác văn thư, lưu trữ ở Việt Nam qua băng hình/ hoặc tham quan thực tế.
- Các học viên được khuyến khích để nêu tình huống và đề xuất cách giải quyết tình huống; được thực hành một số nghiệp vụ tại lớp.
7. Trang thiết bị giảng dạy
Trang thiết bị giảng dạy gồm: Văn bản, hồ sơ, tài liệu thực hành; Máy tính; Bảng giấy lật; Giấy màu, bút dạ, băng dính; Máy chiếu Projector; Giấy khổ Ao.
8. Nội dung chi tiết
Phần 1. Tổ chức và quản lý công tác văn thư - lưu trữ
1/. Tổ chức và quản lý về công tác văn thư
2/. Tổ chức và quản lý về công tác lưu trữ
Phần 2. Nghiệp vụ công tác văn thư
1/. Kỹ thuật soạn thảo và ban hành văn bản
2/. Quản lý văn bản đi và đến
3/. Quản lý và sử dụng con dấu
4/. Lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ
Phần 3. Nghiệp vụ công tác lưu trữ
1/. Thu thập và bổ sung tài liệu
2/. Phân loại tài liệu lưu trữ
3/. Xác định giá trị tài liệu
4/. Thống kê và bảo quản tài liệu
5/. Xây dựng công cụ tra cứu
6/. Tổ chức phục vụ khai thác, sử dụng tài liệu
Phần 4. Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ (chọn 4 trong số 8 chuyên đề)
1/. Cải cách hành chính trong công tác văn thư - lưu trữ
2/. Áp dụng ISO 9001:2000 trong công tác văn thư - lưu trữ
3/. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư - lưu trữ
4/. Quản lý và sử dụng trang thiết bị trong công tác văn thư – lưu trữ
5/. Kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ văn thư- lưu trữ trong công sở
6/. Kỹ năng tham mưu các vấn đề về công tác văn thư-lưu trữ
7/.Kỹ năng tổ chức công việc
8/. Kỹ năng giải quyết xung đột trong công sở
Chứng chỉ văn thư lưu trữ