CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁO DỤC PHƯƠNG ĐÔNG
DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN
1- Chức năng chính giáo dục nghề nghiệp:
Giáo dục nghề nghiệp, có chức năng huấn luyện ATLD, An toàn hóa chất, thiết bị nâng hạ, áp lực, nén khí, ga, xăng dầu, PCCC... trên địa bàn cả nước.
Việc huấn luyện an toàn cho người lao động là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an toàn cho sản xuất.
- Pháp luật lao động yêu cầu người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động. Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18-10-2013 của Bộ Lao động TBXH quy định.
2- Dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn:
Pháp luật an toàn lao động yêu cầu những thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ: thiết bị nâng, thang máy, thang cuốn, cáp treo, công trình vui chơi công cộng, bình áp lực, chai chứa khí, nồi hơi, hệ thống lạnh, đường ống dẫn khí đốt, dẫn hơi nước, nước nóng.... phải được kiểm định KTAT và dán tem trước khi đưa vào sử dụng.
Thực hiện việc kiểm định nhà nước đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Kiểm định Kỹ thuật An toàn lao động số 01/GCN-KĐ ngày 02/06/2014. Những thiết bị này được liệt kê trong thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH, ngày 06/03/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Về khái quát, những thiết bị này bao gồm những thiết bị có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng lớn đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, thiết bị phải được kiểm định và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, thiết bị phải được kiểm định định kỳ (thời gian giữa 2 lần kiểm định phụ thuộc vào chủng loại và tình trạng thiết bị)
VĂN BẢN PHÁP QUI
- Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 "Ban hành danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động"
- Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH (có hiệu lực từ ngày 01/05/2014) ngày 06/03/2014 "Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội"
- Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí kiểm định và lệ phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn kỹ thuật đốI với máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn tại Thông tư 20/2009/TT-BTC ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài chính (Có hiệu lực đến ngày 14 tháng 7 năm 2014).
- Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phí đánh giá điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tại Thông tư 73/2014/TT-BTC ngày 30 tháng 5 năm 2014 (Có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014- thay thế cho Thông tư 20/2009/TT-BTC
- Quy chuẩn quốc gia QCVN08: 2012/BLĐTBXH ngày 16/04/2012 "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về những thiết bị bảo vệ đường hô hấp - bộ lọc bụi"
- Quy chuẩn quốc gia QCVN7: 2012/BLĐTBXH ngày 30/03/2012 "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng"
- Quy chuẩn quốc gia QCVN3: 2011/BLĐTBXH ngày 29/07/2011 "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện"
- Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 15/11/2011 "Ban hành quy định về sử dụng cần trục tháp tại các công trường xây dựng trên địa bàn TP.HCM"
- Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định số 110/2002/ND-CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ.
- Nghị định số 06/CP ngày 20-01-1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động Về an toàn lao động, vệ sinh lao động (hết hiệu lực từ ngày 01/07/2013).
- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (có hiệu lực từ ngày 01/07/2013 thay thế nghị định số 06/CP).
- Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật chất lượng hàng hóa về quản lý tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa nói chung và các sản phẩm hàng hóa các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn nói riêng.
- Quy chuẩn quốc gia QCVN: 01-2008/BLĐTBXH quy định về An toàn lao động trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng các Nồi hơi và Bình chịu áp lực
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện QCVN:02/2011/BLĐTBXH
- Thông tư 18/2009/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
- Nghị định số 67/2009/NĐ-CP sửa đổi một số điều của nghị định số 127/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và nghị định số 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
- Nghị định số 95/2013/NĐ-CP "Quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng"
QUI TRÌNH KIỂM ĐỊNH
1. Thiết bị nâng kiểu cầu (cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, pa lăng điện).
2. Thang cuốn, băng tải chở người.
3. Thang máy điện.
4. Hệ thống đường ống dẫn hơi nước, nước nóng.
5. Hệ thống lạnh.
6. Nồi hơi, nồi đun nước nóng.
7. Hệ thống điều chế tồn trữ, nạp khí.
8. Chai chứa khí công nghiệp.
9. Bình chịu áp lực.
10. Hệ thống cáp treo chở người.
11. Tàu lượn cao tốc.
12. Hệ thống máng trượt.
13. Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tại nơi tiêu thụ công nghiệp.
14. Hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng tại nơi tiêu thụ dân dụng.
15. Hệ thống đường ống dẫn khí y tế.
16. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt bằng kim loại.
17. Chai thép hàn nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
18. Chai Composite nạp lại được dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
19. Cần trục tự hành.
20. Cần trục tháp.
21. Xe nâng hàng.
22. Xe nâng người.
23. Vận thăng chở hàng có người đi kèm.
24. Sàn nâng người.
25. Thang máy thủy lực.
26. Thang máy chở hàng (Dumbwaiter).
27. Đu quay.