33.885 tin đăng 35.965 thành viên Tham gia đăng tin miễn phí

Du lịch tâm linh - hành trình tìm về chính mình

Liên hệ

Mr. Phúc
Mr. Phúc Mr. Phúc
331 Lê Quang Định - P.5- Q. Bình Thạnh

Chia sẻ lên mạng xã hội để tạo tín hiệu tốt cho tin đăng của bạn

Thông tin chi tiết

Tour theo nước Tour Myanmar
Khi còn bé, mỗi khi đứng trước bàn thờ của tổ tiên trong những ngày giỗ, tôi không khỏi run run ngước nhìn làn khói tỏa ra từ cây hương, cảm thấy như có gì thần bí, màu nhiệm đang vây quanh mình. Dường như ông bà tổ tiên trên bàn thờ đang dần hiển linh, dạy bảo, dặn dò và răn đe bên tai tôi. Khi hương tắt bao giờ cũng đem lại cho chúng tôi niềm vui phấn khích nhưng có lẽ không một ai dám nói ra, bởi đây là lúc hạ mâm và chúng tôi được ăn uống thoả thuê. Rồi khi những ngày trời đông rét mướt tầm tã mưa đi qua nơi chùa chiền, trong tiếng mõ đều đều và mùi hương thoang thoảng, tôi thường co mình lại bước thật nhanh hơn. Lại những đêm hè không trăng sao nơi bãi tha ma đồng không mông quạnh, ai đó đặt nén hương le lói làm lũ chúng tôi quáng quàng ôm nhau vừa chạy vừa la hét mà mùi hương thoang thoảng đuổi theo mỗi bước chân càng thấy rợn hơn.

Tục thắp hương xuất phát từ Tây Vực và đi vào đời sống con người Việt Nam không biết tự bao giờ. Người ta thắp hương ở Chùa, Đình, Đền, Phủ, Miếu, Tháp, Am... để cầu mong Thần Linh, Thánh Trời, Phật, Mẫu phù hộ độ trì và mang đến điều tết lành. Trong mỗi gia đình xưa thường có câu đối: "Tiên tổ an linh, con cháu nhà cửa thịnh vượng, Tuế thời tưởng niệm, khói hương nghi ngút dài lâu”. Mỗi khi mùi hương lan toả là lúc con người ta như trầm tĩnh lại, hồi tưởng về quá khứ xa xăm phảng phất mơ hồ. Mùi hương làm cho hồn người có cảm giác đang giao hòa với quá khứ nhất là trong những ngày Lễ, Tết. Từ chiều tối 30, hương nhang đã lan khắp không gian. Thường khi mưa xuân lất phất, khí trời ẩm ướt, muốn cho hương khỏi tắt, người ta thường dùng hương sào, hương vòng. Hương lộc là hương những người đi lễ đầu năm lấy ở các đình chùa về thắp tại bàn thờ tổ tiên hoặc bàn thờ thổ công ở nhà, thay vì hái lộc cành cây. Người ta tin rằng hương lộc của Thánh, Phật mang lại sự no ấm, phát đạt. Đang lúc thắp hương mà gặp cơn gió. cả cây hương sẽ cháy bùng lên thành ngọn lửa, và người ta tin rằng ấy là điềm tết, báo trước sự may mắn quanh năm. Nhìn những vị chân tu ngồi gõ mõ, miệng tụng kinh, mắt lim dim trong khói hương trầm nhẹ tỏa, có cảm tưởng như vị sư nọ đã hòa nhập cõi bồng lai.

Cõi linh không của riêng ai là vậy, cũng từ đó mà ngày nay một loại hình du lịch mới đã được ra đời, đó chính là du lịch tâm linh. Du lịch tâm linh được hình thành và phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Hàng năm, các cơ quan tôn giáo Nhật Bản kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương từ Nhật Bản đến các thánh tích Phật giáo ở Ấn Độ. Thái Lan, Myanmar. Châu Âu hàng năm cũng đã tổ chức nhiều đoàn du khách tham gia các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời.

Du lịch tâm linh đến các Phật tích sẽ giúp con người tháo gỡ được các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết. Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tinh thần con người trong xã hội hiện đại. Nó bao hàm cả hành trình tìm kiếm các giá trị văn hóa truyền thống lẫn tìm lại chính mình. Làm trổi dậy đời sống giác ngộ của khách du lịch tại những địa danh tâm linh chính là mục tiêu của các tour du lịch tâm linh.
Điều lý thú của du lịch tâm linh còn ở chỗ tất cả du khách đi trong tour đều như nhau trong vai trò của một tín đồ, không phân biệt thành phần xã hội, giai cấp, không phân biệt sang hèn, giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội,… Du lịch tâm linh vì vậy có thể giúp mỗi người gỡ bỏ vai diễn kẻ lạ mặt (l’étranger – chữ của Albert Camus) trong đời để sống hòa hợp tự nhiên như tất cả chúng sinh trên mặt đất.

Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao, xã hội càng hiện đại thì con người ta lại càng có nhu cầu nâng cao hơn nữa đời sống tinh thần. Cho nên sự phát triển của du lịch tâm linh trong tương lai không xa là nhu cầu tất yếu, nhất là đối với quốc gia có nền văn hóa Phật giáo như Việt Nam.
Chương trình tour du lịch tâm linh vì thế gần như sinh hoạt của các khóa tu với giờ giấc cụ thể, với các chương trình: Ngồi yên và tụng kinh; Pháp đàm; Thiền trà; Dự lễ xuất gia; Trò chơi dân gian; Tham vấn; Kinh hành; Pháp thoại; Thiền ca; Thiền buông thư,…

Và bạn cũng chú ý điều này, phần lớn các thánh tích nằm ở những vùng núi cao, hẻo lánh với khí hậu thường khác biệt với duyên hải, phố phường, vì vậy trong những tour cụ thể, công ty du lịch thường yêu cầu du khách chuẩn bị túi ngủ, chăn mền, áo ấm, khăn quàng cổ, nón, đèn pin, áo quần và vật dụng cá nhân. Đôi khi để tham gia các lễ hội vui xuân, tôn giáo, du khách còn được người thiết kế tour đề nghị mang theo trang phục truyền thống như áo dài, khăn đóng, áo tứ thân… Du khách nếu có sức khỏe tốt, có yêu cầu cắm trại ngoài trời, công ty sẽ chuẩn bị lều trại và các vật dụng liên quan khác. Đặc biệt ở tour du lịch tâm linh, rõ ràng du khách không được hút thuốc, hay uống rượu, không mang theo các trò chơi điện tử, đồ dùng quý giá, thức ăn mặn…
Như vậy đấy là du lịch tâm linh. Bạn đã chuẩn bị tinh thần cho một chuyến du lịch như vậy chưa, một chuyến du lịch đi xa mà lại trở về chính mình ?
Dịch vụ cùng người bán
Bình luận về dịch vụ:
Dịch vụ cùng chuyên mục

Mr. Phúc, Du lịch tâm linh - hành trình tìm về chính mình

331 Lê Quang Định - P.5- Q. Bình Thạnh, Quận Bình Thạnh - Hồ Chí Minh - Du lịch tâm linh - hành trình tìm về chính mình