Các thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần có:
1. Tài liệu tối thiểu
• 02 Tờ khai đăng ký theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
• 05 Mẫu nhãn hiệu (Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên Tờ khai)
• Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
2. Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể,nhãn hiệu chứng nhận
Ngoài các tài liệu quy định trên đây,đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
• Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
• Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
• Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).
3. Yêu cầu đối với đơn
• Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ;
• Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
• Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
• Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
• Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
• (f) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ,một cách rõ ràng,sạch sẽ,không tẩy xoá,không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó,nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
• (g) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
• (h) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
4. Thời hạn xem xét đơn
a) Thẩm định hình thức:
• Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
b) Công bố đơn hợp lệ:
• Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
c) Thẩm định nội dung:
• Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là không quá 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
5. Cách thức nộp đơn đăng ký bảo hộ
• Đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện tới Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
MasterBrand đại diện sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu Trí tuệ sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ quý khách trong việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu bao gồm: Tư vấn và giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu | Tra cứu sơ bộ và tư vấn về khả năng đăng ký của nhãn hiệu | Tư vấn lựa chọn nhóm ngành đăng ký | Tiến hành tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ | Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu | Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
Với mục tiêu đem lại sự hài lòng cho khách hàng sử dụng dịch vụ của MasterBrand, chúng tôi luôn nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và luôn luôn lắng nghe những phản hồi từ quý khách hàng.
MasterBrand được tổ chức với 03 (ba) văn phòng đặt tại các thành phố lớn của Việt Nam là: TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội và TP. Đà Nẵng đồng thời với mạng lưới các đối tác ở các nước trên thế giới như tại Campuchia (Pinthana IP & Consulting Services), tại Lào (Lao Trademark Agency), tại UAE (Abu-Ghazaleh Intellectual Property), tại Mỹ (Lazouski & Associates LLC), tại Iran (Z.A. Afshari Law Firm), tại Malaysia (NBS Intellectual Sdn. Bhd.),.. MasterBrand sẽ hỗ trợ và tư vấn cho Quý Khách hàng đầy đủ và toàn diện nhất.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí quá trình, thủ tục, cách đăng ký nhãn hiệu sản phẩm qua thông tin trên
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm là việc làm cần thiết cho các doanh nghiệp nhằm bảo vệ nhãn hiệu riêng của mình, đây cũng là khâu quan trọng trong việc phát triển nhãn hiệu trong tương lai.